Từ 11/02/2017,  kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ được thực hiện với 13 tỉnh thành và hoàn tất trên cả nước đến hết tháng 08/2017

Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ bắt đầu từ ngày 11/2/2017 và chia làm 3 giai đoạn. Riêng giai đoạn 1 sẽ kết thúc sau hơn 2 tháng thực hiện. Các tỉnh thay đổi mã vùng giai đoạn đầu tiên chủ yếu ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Sau khi thay đổi vùng các tỉnh thành trên cả nước sẽ thống nhất về dạng 3 chữ số (thay vì 2 hoặc 3 chữ số hiện nay), bắt đầu bằng chữ số 2. Đặc biệt Hà Nội và TP HCM, do số thuê bao hiện tại có nhiều hơn một chữ số so với những địa phương khác (8 số so với 7 số) nên mã vùng mới sẽ chỉ bao gồm 2 chữ số, cũng bắt đầu với chữ số 2.

Theo đó, khi gọi số điện thoại cố định liên tỉnh (hoặc từ điện thoại di động sang máy cố định) trên cả nước, người dùng sẽ thống nhất bấm 11 số với mã vùng mới như sau (việc thực hiện cuộc gọi nội tỉnh không có gì thay đổi)

Mã vùng điện thoại cố định 2017

 
 

Một số tỉnh, thành vẫn được giữ nguyên mã vùng gồm Phú Thọ (210), Vĩnh Phúc (211), Hòa Bình (218), Hà Giang (219). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2017.

Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc có 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.

Bên cạnh đó, số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc cũng được quy định 3 chữ số, gồm: 101 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên; 110 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên; 116 là số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất; 119 là số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định. Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc là số dùng chung.

Tham khảo thêm

  • Mã zip postal code – mã bưu chính 63 tỉnh thành Việt Nam
  • Tra cứu mã SWIFT CODE – Bank Code của các ngân hàng tại Việt Nam
  • Tra cứu biển số xe các tỉnh thành tại Việt Nam