Xuất hiện lần đầu tiên năm 2004, được lựa chọn là từ của năm năm 2005, sau 15 năm phát triển, hiện các tệp âm thanh với tên gọi podcast đã có 150 triệu người nghe 30 triệu tệp tin trên toàn thế giới (*).

Vậy, trào lưu này có còn được coi là một trào lưu mới?

Và với những người chưa từng thử nghiệm marketing bằng podcast, có nên bỏ lỡ?

Câu trả lời như rất nhiều vấn đề dành cho nhà tiếp thị: Phụ thuộc vào cách bạn nghĩ và thực thi!

Podcast là?

Hiểu một cách ngắn gọn, podcast giống như một đài phát thanh theo yêu cầu. Đây là một tệp âm thanh được thiết kế sẵn, được xuất bản trên trang web hoặc có sẵn để tải xuống trên máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động để nghe khi người muốn nghe. Nhà báo Ben Hammersley được coi là người đầu tiên sử dụng từ podcast trong tạp chí The Guardian năm 2004. Từ điển Oxford New America công bố Podcast là từ của năm 2005 và khi định dạng này tiếp tục phát triển phổ biển và đa dạng, Spotify đã mua lại Gimlet Media, một công ty sản xuất podcast với giá 230 triệu USD.

Podcast và tiếp thị?

Có một lý do chính khiến các thương hiệu trả nhiều tiền hơn cho quảng cáo podcast: nó “được việc”, đặc biệt trong bối cảnh các phương tiện truyền thống trở nên ngày càng kém hiệu quả.

Với lối sống năng động, liên tục di chuyển của người tiêu dùng hiện tại, khả năng sản xuất các podcast theo yêu cầu cho phép các công ty kể câu chuyện của mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, nội dung âm thanh dễ tiếp cận hơn so với nội dung văn bản và video. Người dùng có thể nghe podcast trong khi đang tập thể dục hoặc lái xe. Podcast sẽ không khiến người nghe phải từ bỏ các hoạt động yêu thích hoặc bắt buộc của họ, nó làm các hoạt động đó thú vị hơn.

 
Ngoài ra, trải nghiệm với podcast là một trải nghiệm cá nhân hóa – một thứ vô cùng đắt giá với marketing hiện đại khi xu hướng thể hiện cái tôi của người tiêu dùng đang ngày một rõ ràng. Người nghe thoải mái lựa chọn các podcast với giọng nói, cảm xúc, đam mê, chủ đề, phong cách phù hợp với mình. Podcast giúp thị trường mục tiêu của bạn cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu.

Như tạp chí New York Times đã chia sẻ, những đoạn âm thanh khiêm tốn như podcast đã nổi lên như một hiện tượng văn hóa quan trọng và thú vị nhất của thế kỷ mới. Ước tính có khoảng 660.000 podcast đã được sản xuất, tương đương khoảng 28 triệu tập podcast riêng lẻ mà bạn có thể nghe.

Về cơ bản, các nội dung podcast là miễn phí, do đó khi xuất bản podcast bạn sẽ hiển thị miễn phí các nội dung này cho hàng triệu người nghe tiềm năng. Podcast cũng cung cấp lợi ích SEO. Trong khi các nền tảng này đồng thời là các công cụ tìm kiếm. Mỗi tập podcast của bạn thường liên kết với cả trang web và thông tin về công ty, do đó tồn tại tiềm năng người nghe sau khi nghe podcast sẽ tìm hiểu thêm thông tin của bạn trên các đường link liên kết. Thêm vào đó, cuối mỗi tập podcast lúc nào cũng có những hoạt động kêu gọi hành động của người nghe: Call to Action (CTA).

Tùy thuộc vào sở thích hoặc chủ đề của bạn, bạn có thể có lợi thế khi phải đối mặt với rất ít sự cạnh tranh. Lưu trữ một podcast có thể giúp bạn ngay lập tức nổi bật so với các đối thủ trong thị trường của bạn và định vị bạn là người nắm quyền trong lĩnh vực của bạn. Ngoài ra, các podcast sản xuất cùng các chuyên gia giúp thiết lập quyền lực trong ngành của bạn và tạo ra những nhóm khách hàng trung thành, liên tục được cập nhật khi bạn sản xuất podcast mới.

 
Ghi một tập podcast cũng ít tốn thời gian hơn nhiều so với viết một bài báo hoặc quay video. Để tạo một tập podcast, tất cả những gì bạn phải làm là ghi lại chính mình nói (điều bạn làm một cách tự nhiên mỗi ngày). Có một micro tốt và một chương trình để ghi và chỉnh sửa các tập của bạn và bạn sẽ có mọi thứ bạn cần để sáng tạo nội dung âm thanh.

Lần cập nhật mới nhất của Nghiên cứu doanh thu quảng cáo do IAB Podcast kết hợp với PwC cho thấy, doanh thu quảng cáo podcast ở Hoa Kỳ được dự đoán sẽ vượt quá 1 tỷ USD vào năm 2021, đặc biệt với sự phổ biến của điện thoại thông minh. Những thiết bị dường như thiết yếu này phổ biến nhất với nhân khẩu học 18- 34 tuổi, chiếm 44% đối tượng podcasting toàn cầu.

Làm thế nào để có một podcast marketing thành công?

Một cái tên hấp dẫn: Lý tưởng nhất, tên podcast của bạn nên bao gồm một số từ khóa mà bạn muốn chương trình của bạn được xếp hạng.

Ảnh bìa: Ảnh bìa là hình ảnh thu nhỏ mà mọi người nhìn thấy khi họ tìm kiếm chương trình của bạn. Ảnh bìa nên bao gồm tiêu đề chương trình, hình ảnh của người dẫn chương trình và một số hình ảnh rõ ràng cho ý tưởng hay về chương trình.

 

Giao diện bắt mắt của BBC Podcasts

Giới thiệu: Một lời giới thiệu chuyên nghiệp, một giọng nói chuyên nghiệp do diễn viên hoặc nữ diễn viên lồng tiếng giới thiệu, với âm nhạc phù hợp (có bản quyền) ở phần nền. Phần giới thiệu nên nghe như giới thiệu chương trình radio. Nó sẽ thiết lập bạn như chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, báo cho người nghe về lý do tại sao họ nên nghe chương trình của bạn và đưa ra những thuyết phục để họ có những hành đồng xa hơn việc chỉ nghe podcast.

Nội dung giá trị: Người nghe podcast để có thêm thông tin, kiến thức, giải trí hoặc bất cứ thứ gì họ cần. Đó là công việc của bạn- công việc cung cấp thứ mà họ cần. Để thực hiện điều này, bạn không cần là Harvard Business Review hoặc NPR để làm điều đó. Tất cả những gì bạn cần là trả lời câu hỏi của khán giả, tìm ra những gì họ đang cần. Và đừng quên phải hướng tới không chỉ một người nghe, hãy hướng tới cả cộng đồng của họ, biến họ thành fan hâm mộ podcast của bạn.

Khách mời: Những vị khách tuyệt vời làm podcast của bạn hấp dẫn hơn nhiều. Những người này đồng tời sẽ chia sẻ chương trình của bạn với khán giả của họ và khiến nội dung chương trình thú vị hơn khi nghe.

Video và văn bản: Đừng quên “cặp bài trùng” của podcast là video và văn bản. Chúng sẽ bổ sung hoàn hảo thậm chí hoàn thiện lẫn nhau nếu bạn có đủ thời gian và điều kiển đển sản xuất các sản phẩm này. Hoặc bạn cũng có thể khiến khán giả thích thú với những đoạn teaser ngắn khiêu khích một vài ngày trước khi phát sóng. Người dùng sẽ các nhớ lâu về các sản phẩm của bạn.

Lưu trữ: Podcast của cần lưu trữ và có rất nhiều lựa chọn lưu trữ tốt trên thị trường như iTunes, Google Play… Chưa kể, bên cạnh các nền tảng như Spotify, Soundclound, Google Podcast, bạn nên chia sẻ podcast của mình lên các nền tảng khác nhau để đối tượng nào cũng có thể nghe được podcast của bạn và cơ hội xuất hiện sản phẩm của bản cơ bản là… khắp mọi nơi.

Marketing cho chính podcast: Bạn cần tiếp thị chương trình của mình để nhiều người hơn biết về nó. Điều này có thể bao gồm quảng bá trên email, facebook, LinkedIn, Instagram, YouTube… Bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào khác bạn có thể làm để tiếp cận đối tượng chính của mình cũng có thể hữu ích. Hãy chắc chắn rằng mọi tập podcast của bạn đều được sao chép và chỉnh sửa, để nó có thể được chuyển thành nội dung truyền thông xã hội, bài đăng trên blog, quà tặng sách điện tử và thậm chí là một cuốn sách vật lý. Và nhớ, ấn tượng những ngày đầu rất quan trọng, hãy tích cực quảng bá cho những podcast đầu tiên của bạn một cách bền bỉ. Sau đó, hãy để nó tự lan tỏa nội dung của mình. Hoặc thị trường sẽ tự định giá podcast của bạn.

* Nguồn: PodcastInsight

Bạn đang chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của cty. Hãy liên hệ ngày với chung tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch marketing và cập nhật bảng giá mới nhất về các dịch vụ, cùng với chính sách khuyến mại và CHIẾTKHẤU tốt nhât.

CTY TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM – BRANDCOM

VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 66 89 7777 – Hotline: 098 145 8866

Email : contact@brandcom.vn

Tham khảo các kênh quảng cáo khác của chúng tôi